Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Tranh cãi về bãi đá bí ẩn

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/39120_Tranh-cai-ve-bai-da-bi-an.aspx

Một dãy gồm 59 tảng đá lớn cạnh bờ biển Thụy Điển đang được đặt nghi vấn có thể là bản sao của Stonehenge ở Anh.


Người Scandinavia cổ đại từng kéo 59 tảng đá lớn đến một vách đá bên bờ biển gần khu vực hiện nay là làng cá Kaseberga của Thụy Điển. Họ cũng cẩn thận sắp xếp những khối đá khổng lồ này, với mỗi tảng nặng đến 1800kg, theo hình dạng một con tàu dài 67m nhìn ra bờ biển Baltic. Trước nay, giới khảo cổ học hầu như cùng đồng ý rằng cấu trúc cự thạch này, được biết đến với cái tên Ales Stenar (những tảng đá của Ale), đã được hình thành khoảng 1.000 năm trước, tức gần cuối thời đại đồ đồng. Tuy nhiên, một nhóm các chuyên gia vừa đưa ra giả thuyết mới về lịch sử nơi này.

Bãi đá Ales Stenar
Bãi đá Ales Stenar

Đồng tác giả cuộc nghiên cứu mới là Nils-Axel Mörner, nhà địa chất học đã về hưu của Đại học Stockholm, cho rằng Ales Stenar có thể đã hơn 2.500 tuổi, và được xây dựng làm lịch thiên văn với cấu trúc hình học tương tự Stonehenge của Anh. “Có thể nói rằng Stonehenge đã có người em nhỏ hơn, nhưng đẹp đẽ hơn nhiều”, ông Mörner phát biểu trên chuyên san International Journal of Astronomy and Astrophysics. Nhóm chuyên gia quan sát được mặt trời mọc và lặn tại những vị trí cụ thể xung quanh Ales Stenar vào hạ chí và đông chí. Điều này có thể cho thấy nơi này được xây dựng để làm lịch thiên văn, nhằm xác định thời điểm tổ chức những nghi lễ tôn giáo hằng năm, hoặc để đánh dấu lúc cần gieo trồng và gặt hái vụ mùa. Ông Mörner còn cho rằng thông qua Ales Stenar, con người hiện đại có thể biết thêm nhiều điều về tình trạng giao thương trong thời đại đồ đồng giữa khu vực Scandinavia, Anh và Hy Lạp.

Thế nhưng một số nhà nghiên cứu khác chỉ ra rằng kết quả xác định đồng vị carbon bác bỏ hoàn toàn diễn dịch của nhóm Mörner. Nhà khảo cổ học Martin Rundkvist, Tổng biên tập chuyên san Fornvännen của Thụy Điển, cho rằng con tàu đá trên chỉ là bia mộ hoa mỹ không hơn không kém. Quốc gia Bắc Âu là nơi có nhiều cấu trúc cự thạch tương tự như Ales Stenar. Hầu hết chúng có niên đại cách đây từ 500 đến 1000 năm, và được dựng làm đài tưởng niệm người chết. Theo chuyên gia Rundkvist, những người dựng lên Ales Stenar thuộc cộng đồng những người đi biển giống như người hùng huyền thoại Beowulf. “Những người bí ẩn thời đó thích dựng các tảng đá đứng như vậy", ông Rundkvist kết luận.
Theo Thanh Niên

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

BÙA CHÚ TRÊN KIM TỰ THÁP “THIÊNG” NHƯ THẾ NÀO ?

http://bocau.net/blog/chuyenkelucnuadem/13819-bua-chu-tren-kim-tu-thap-thieng-nhu-the-nao-.html

Mặc dù Kim tự tháp Ai Cập qua những tháng năm lịch sử kéo dài 4.000 năm vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí.

Trong đó những lời bùa chú trên bia mộ là khiến người ta kinh hãi nhất: “Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”. Những lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo trước cho những kẻ tham lam đời sau muốn nhòm ngó những báu vật vô giá trong mộ, đề phòng việc đào trộm mộ.


Lạ thay, mấy thể kỷ nay, phàm những người dám cả gan đi vào trong hầm mộ Pharaông, dù là kẻ trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng mắc phải chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.

Minh chứng là vào tháng 11/ 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ông Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tutancamôn tại vùng thung lũng Đế vương. Ông đã cho người đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,… Thành công đó đã làm chấn động thế giới.

Nhưng vào ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ thì bỗng nhiên sau đó mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi kỹ đã viết rằng: “Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!”.

Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối loạn.
Đaoglat – một chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaông, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời.



Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaông làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến người tin là có thật và số khác lại phân vân không biết có đúng không.

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh có tên gọi Oaitơ đã đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta liền treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông cắn đầu ngón tay lấy máu viết thư để lại nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaông tạo ra và vì bản thân rất hối hận nên ông phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế.

Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Maihơlairơ. Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaông lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: “Cả đời tôi đã từng nhiều năm giao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?”. Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaông Tutancamông. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaông càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.

Lúc bấy giờ, người ta đặt ra câu hỏi: Những người tiếp xúc với Kim tự tháp Pharaông Ai Cập bị chết vì nguyên nhân gì? Những lời bùa chú trên bia mộ Pharaông có thật linh nghiệm không ?



Theo một nhà khoa học giải thích cho rằng, trên vách những lối đi trong hầm mộ có một lớp những thứ màu phớt hồng và màu lục xám có khả năng là lớp sinh ra tia sáng chết bởi nó phóng ra những chất làm chết người.

Một số nhà khoa học khác lại có quan điểm khác, cho rằng, nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã đạt tới trình độ có thể dùng những côn trùng có nọc độc cực mạnh hoặc những chất kịch độc làm vũ khí để bảo vệ lăng mộ của những người thống trị, tránh bị kẻ khác xâm phạm. Bởi năm 1956, nhà địa lý học Oaitơxơ, trong lúc khai quật lăng mộ Rôcalibi đã từng bị dơi tập kích.

Những năm gần đây, một số nhà khoa học lại dùng sinh vật học để giải thích. Chẳng hạn như Yxơđinhao – một tiến sĩ sinh vật học, giáo sư y học của đại học Cairo, đã nói rằng: Căn cứ theo kết quả mà ông định kỳ tiến hành thí nghiệm đối với các nhà khảo cổ và các nhân viên, phát hiện thấy tất cả mọi người, trên cơ thể đều tồn tại một mầm bệnh độc có thể dẫn đến sốt cao và cảm nhiễm ở đường hô hấp. Những người đã vào hầm mộ, vì nhiễm phải bệnh độc này sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp, rồi cuối cùng sẽ dẫn đến tắc thở mà chết.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao những mầm bệnh độc này có thể có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt đến như vậy. Nó lại sống lâu tới 4.000 năm trong xác ướp nên các nhà khoa học không thể giải thích nổi.



Năm 1983 một nữ bác sĩ người Pháp tên là Phihirô, sau nhiều năm nghiên cứu đã nhận thấy nguyên nhân cái chết đó là do phản ứng quá nhạy cảm đối với những vi khuẩn độc hại của những người khai quật và những người tham quan hầm mộ. Theo nghiên cứu của bà thì bệnh trạng của những người đó cơ bản giống nhau, bị cảm nhiễm ở phổi, khó thở mà chết. Bà giải thích: Sau khi các Pharaông cổ Ai Cập đã chết, người ta chôn theo những vàng bạc châu báu, áo quần; ngoài ra còn có rất nhiều rau quả và thực phẩm. Nhưng rau quả và thực phẩm đó, qua thời gian dài hàng ngàn năm thối rữa sinh ra những loài khuẩn độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Những khuẩn đó bám trong hầm mộ. Bất kể là ai khi thở hít phải những khuẩn độc đó, phổi sẽ mắc bệnh cấp tính, cuối cùng dẫn đế khó thở và chết trong đau khổ.

Tuy nhiên, lời giải thích đó vẫn chưa được cho là xác đáng nhất nên bí ẩn về những lời bùa chú ở bia mộ Pharaông vẫn chưa ai tìm ra lời giải và lời giải đó xem ra không hề đơn giản, ít nhất là cho tới thời điểm bây giờ.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Những "con tàu ma" nổi tiếng nhất thế giới

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=332676

Thức ăn, nước uống, vật dụng có giá trị còn nguyên trên tàu, song chẳng có một bóng người. Sự biến mất bí ẩn của thủy thủ đoàn và hành khách trên các 'con tàu ma' vẫn là một ẩn số.

Mary Celeste
Mary Celeste
 
1. Mary Celeste
Mary Celeste là một tàu thương gia hai cột buồm của Mĩ được phát hiện vào tháng 12 năm 1872 ở Đại Tây Dương trong tình trạng bị bỏ hoang đã lâu ngày. Điều gây ngạc nhiên và cũng ma quái nhất cho đến ngày hôm nay của Mary Celeste chính là sự biến mất bí ẩn của đoàn thủy thủ và hành khách trên tàu.

Trong khi đó, tất cả thực phẩm, nước uống dự trữ, thậm chí cả đồ dùng cá nhân, những món đồ đắt tiền hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Một số giả thuyết được đưa ra là trên chuyến hành trình, mọi người trên tàu đã gặp phải một ảo giác và nhảy xuống biển bơi vào bờ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thuyết, sự mất tích này vẫn chưa có lời giải đáp và được coi là bí ẩn hàng hải lớn nhất mọi thời đại.

2. Carroll A. Deering

Trường hợp của tàu Carroll A.Deering cũng bí ẩn không kém Mary Celeste. Con tàu này được tìm thấy khi mắc cạn ở Cape Hatteras, Bắc Carolina, năm 1921. Tất cả các thủy thủ trên tàu cũng biến mất vô cùng bí ẩn.

Một số người cho rằng Carroll A.Deering là nạn nhân của "Tam giác Bermuda", tuy nhiên, bằng chứng cho thấy con tàu này dường như đã xảy ra một cuộc nổi loạn hoặc bị cướp biển tấn công.

3. Bel Amica

Tàu Bel Amica được phát hiện ở ngoài khơi của hòn đảo Sardinia vào ngày 24/8/2006. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy cũng không tìm được bóng người nào trên tàu. Một bữa ăn theo phong cách Ai Cập đang ăn dở, bản đồ vùng biển Bắc Phi bằng tiếng Pháp, một đống quần áo và một lá cờ Luxembourg là những thứ tìm được trên Bel Amica.

Điều đặc biệt ở chỗ, con tàu này được thiết kế kiểu cổ điển chưa từng xuất hiện ở Italy trước đó và cũng chưa được đăng ký tại đất nước hình chiếc ủng hay bất cứ quốc gia nào.

4. High Aim 6

High Aim 6 rời cảng Liuchiu ở miền Nam Đài Loan vào ngày 31/10/2002 và sau đó được tìm thấy khi bị trôi dạt ở vùng biển Úc ngày 8/1/2003 trong tình trạng không có người.

5. Jian Seng

Jian Seng là một tàu chở dầu dài 80 mét không rõ nguồn gốc được phát hiện trôi dạt 180 km về phía tây nam Weipa, Queensland ở vùng Vịnh Carpentaria bởi một máy bay Coastwatch, Úc vào năm 2006. Không có dấu hiệu của sự sống trên tàu, cũng không có dấu hiệu chỉ ra Jian Seng đã tham gia đánh bắt cá hợp pháp hay buôn lậu người. Thậm chí, tên tàu được biết là nhờ vết sơn trên thân.

6. MV Joyita

MV Joyita là một con tàu buôn rời Samoa chở theo 16 thủy thủ và 9 hành khách. Tuy nhiên, khi được phát hiện ở Nam Thái Bình Dương vào năm 1955, thì 25 người này đã biến mất bí ẩn mà chưa có lời giải đáp.

7. Kaz II

Kaz II còn được gọi là “du thuyền ma” bị mắc kẹt ở ngoài khơi phía bắc của Australia ngày 18/4/2007 trong tình trạng mọi thứ vẫn bình thường, nhưng hoàn toàn không có dấu vết của thủy thủ và hành khách.

8. Zebrina

Zebrina chế tạo vào năm 1873 tại Whitstable được phát hiện mắc cạn trên bờ biển của Pháp vào tháng 10/1917. Giống như những con tàu kể trên, Zebrina cũng không tìm được bóng người.

9. Schooner Jenny

"Ngày 4/5/1823, đã 71 ngày không thức ăn và tôi là người cuối cùng còn sống sót trên tàu", bút tích của người thuyền thưởng được tìm thấy. 17 năm sau kể từ năm 1823, một tàu săn cá voi mới phát hiện Schooner Jenny đang bị mắc kẹt tại Bắc Cực với 7 thủy thủ đoàn bị đóng băng vẫn còn nguyên vẹn hình hài.

10. Baychimo

Không chỉ một mà tàu Baychimo chuyên chở lông thú đã từng hai lần mắc kẹt ở tảng băng nổi trong năm 1931. Lần đầu tiên (1/10), con tàu đã thoát được khỏi tảng băng, tuy nhiên lần thứ 2 xảy ra vào ngày 8/10 lại không may mắn như vậy.

7 ngày sau, một máy bay đã được cử đến giải cứu thủy thủ đoàn và chở theo đám lông thú vì nghĩ rằng Baychimo sẽ chìm trong nay mai. Tuy nhiên, con tàu này lại không chìm trong nhiều thập kỷ sau đó. 38 năm sau khi tàu bị bỏ rơi, một nhóm người Ét-ki-mô vẫn nhìn thấy Baychimo.