Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

bí ẩn về những hòn đá biết đi

http://vietbao.vn/Phong-su/Da-giai-ma-duoc-bi-an-ve-nhung-hon-da-biet-di/75305513/262/


Không ai có thể nói những tính năng đặc biệt nào của môi trường đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng đá tự di chuyển. Nhưng sau khi phân tích những thông tin mới nhất, các nhà khoa học có thể lắp ráp các dữ kiện và hiểu được bản chất của vấn đề. Mới đây, một nhóm sinh viên đã dành kỳ thực tập hè để nghiên cứu hiện tượng bất thường này tại California, Mỹ.


Kiểm chứng các giả thuyết cũ

17 sinh viên và nghiên cứu sinh từ nhiều trường đại học khác nhau của nước Mỹ đã tham gia một khóa học 10 tuần theo chương trình của Học viện Nghiên cứu hành tinh và Mặt trăng (LPSA) thuộc Trung tâm Goddard (Goddard Space Flight Center). Có lẽ thú vị nhất đối với họ là chuyến khảo cứu dã ngoại tại hồ Racetrack Playa - một trong những nơi bí ẩn nhất trên Trái đất.

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di


Mặc dù đã gần 70 năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn hiểu rõ cơ chế “tự trượt” của những tảng đá kỳ lạ ở Thung lũng Chết. Vì vậy, đây sẽ là một cơ hội để nhóm sinh viên góp phần vén bức màn bí ẩn của hiện tượng. Những hòn đá ương ngạnh này nặng từ vài trăm gam đến hơn ba tạ, nhưng “bò” khỏe nhất là những hòn nặng từ 10-13kg.

Nhiệm vụ của đoàn thám hiểm trẻ không chỉ là đưa ra được các giả thuyết mới mà còn phải kiểm tra độ tin cậy của các giả thuyết trước đây về hiện tượng này. Các sinh viên háo hức nhận lấy vai trò hỗn hợp của nhà địa chất - thám tử, tích cực săn lùng những hòn đá “thích chu du” thường để lại đằng sau một dấu vết đặc trưng. Họ cẩn thận đo chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của những vết trượt, với sự giúp đỡ của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) xác định chính xác tọa độ của những tảng đá tự hành và dùng máy ảnh ghi hình chi tiết từ nhiều góc độ. Để khám phá những bí ẩn của hồ, họ sử dụng đủ thứ công cụ, từ dữ liệu vệ tinh khảo sát đến thước cân bằng dùng trong xây dựng, la bàn, roulette và thậm chí cả kim kẹp giấy

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di


Theo các kết quả đo đạc, tính toán của họ, nhiều giả thuyết khá hấp dẫn trước đây đã bị loại trừ. Chẳng hạn, giả thuyết về dị thường từ tính mất chỗ đứng, bởi vì theo đo đạc của nhóm sinh viên, ở đây không có bất kỳ sự sai lệch nào về từ trường Trái đất. Giả thuyết về bức xạ cũng vậy: máy đo bức xạ không phát hiện điều gì sai trái, bất thường trong khu vực này.

Độ nghiêng của nền đất vô cùng nhỏ: hai điểm cách nhau 7km chỉ chênh lệch nhau về cao độ chỉ có... 2cm. Do đó, ngay cả với một bề mặt rất trơn, độ dốc này cũng không có khả năng tác động khiến cho đá trượt. Ngoài ra, như các sinh viên phát hiện, một số hòn đá có xu hướng di chuyển từ chỗ thấp đến chỗ cao!

Chỉ còn một cách giải thích đáng xem xét: sự giảm lực ma sát định kỳ của đá đối với nền đất. Lòng hồ đã từ lâu không có nước nhưng không phải luôn luôn khô cạn. Mặc dù hầu hết thời gian trong năm, đáy hồ khô nẻ, nhưng thỉnh thoảng những trận mưa lớn biến lớp bùn khô trên bề mặt thành một loại chất bôi trơn. Lúc đó, những cơn gió mạnh có thể đủ sức đẩy đá trượt đi. Trên thực tế, những tảng đá to thường trượt xa hơn “đám đàn em”. Tuy nhiên, giả thuyết này từ lâu đã lộ ra một loạt mâu thuẫn. Nhóm sinh viên đã thử nghiệm với đất sét ướt (bằng cách tưới rất nhiều nước xung quanh các tảng đá) và thấy rằng mặc dù nền đất trở nên trơn trượt, nhưng đá vẫn đứng yên không nhúc nhích dưới một lực tác động khá mạnh. Nói chính xác hơn thì để một hòn đá có kích thước 20cm x 20cm x 20cm có thể dịch chuyển (chút chút thôi), ngoài nền đất trơn còn cần phải có gió mạnh, với vận tốc tối thiểu 240 km/h. Trong khi đó, sức gió mạnh nhất đo được ở khu vực hồ Racetrack Playa nói riêng và Thung lũng Chết nói chung chỉ đạt 150 km/h (sức gió cấp 12 chỉ là 130 km/h).

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di


Xác lập giả thuyết của mình


Trước đây, các nhà khoa học cho rằng sau mưa, trên mặt đáy hồ hình thành một lớp nước mỏng và nếu nhiệt độ hạ thấp đột ngột, lớp nước này đóng thành băng, giúp đá trượt dễ dàng dưới tác động của gió. Thử nghiệm trên bề mặt sân băng với những quạt gió cực mạnh cho thấy những hòn đá có kích thước khác nhau đều có thể trượt. Nhưng chúng trượt một cách song song gần như tuyệt đối. Còn trên bề mặt đáy hồ Racetrack Playa, ngoài một số vết trượt song song còn có những vết ngoằn ngoèo, thậm chí gấp khúc, có khi vết nọ cắt vết kia. Giả thuyết “băng” cơ hồ không đứng vững, nhưng chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di
Làm việc theo nhóm tại hiện trường.

Nhóm sinh viên đã đào lên một số bộ cảm biến, vốn được chôn rải rác trong lòng hồ mấy tháng trước đó nhằm ghi nhận những biến thiên về nhiệt độ, độ ẩm của khu vực này. Những cảm biến nằm ở độ sâu khoảng 8cm cho thấy đất ở đây ẩm ướt liên tục suốt tháng ba và tháng tư. Các cảm biến ở độ sâu 2cm mang lại một thông tin có giá trị - trong tháng ba, nhiệt độ của đáy hồ giảm xuống dưới 0 độ C.

Như vậy, theo báo cáo của nhóm sinh viên, nguồn nước cần thiết cho hiện tượng đá trượt chủ yếu là tuyết từ trên các sườn núi xung quanh. Vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân, tuyết tan, nước chảy xuống tạo thành một số vũng dưới đáy hồ và thỉnh thoảng đóng băng. Bên trên và xung quanh mỗi tảng đá, kể cả những tảng không nằm trong các vũng, hình thành một lớp băng rất dày (do đá trữ lạnh rất tốt). Băng làm giảm ma sát trên mặt đất, nhưng không chỉ có thế. Trong dòng chảy của nước (do tuyết trên núi tan ra), băng đóng vai trò của bè, nâng được một phần nào đó của đá và giảm áp lực của đá lên nền đất. Dòng nước chảy tác động vào lớp vỏ băng, có thể làm lật tảng đá khiến nó bị lệch hướng di chuyển.

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di
Băng đóng quanh khối đá.

Giả thuyết về lớp vỏ băng được củng cố khi dấu vết đường trượt mỗi lúc một trở nên sâu hơn. Đơn giản chỉ vì lớp vỏ băng tan dần, khiến tỉ trọng của khối đá + băng cũng tăng, nói cách khác là khối này trở nên nặng hơn nên “đường cày” của nó trên mặt đất cũng trở nên sâu hơn.

Giả thuyết “băng” cũng có thể dùng để giải thích bí ẩn của một số vết trượt mà không có tảng đá ở cuối. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng ai đó đã đánh cắp một số hòn đá làm kỷ niệm, mặc dù hồ Racetrack Playa nằm khá xa các khu dân cư và chẳng dễ gì đến được đây. Giờ đây, nhóm sinh viên giả định rằng những đường trượt đó là do các khối băng lớn để lại. Trượt đến cuối đường, tảng băng tan hết, để lại dấu vết “vô chủ”. Không phải là không có lý! Giả thuyết “băng” cũng giúp giải thích tại sao đá có thể trượt khi gió chỉ mạnh tối đa 150 km/h mà không phải là 240 km/h. Các nhà nghiên cứu trước đây từng nhận thấy rằng lớp ranh của không khí bên trên đáy hồ bằng phẳng gần như tuyệt đối này là không đáng kể, do đó một cơn gió mạnh có thể lùa sát mặt đất và làm xê dịch một tảng đá vừa phải có gắn một cánh buồm khiêm tốn.

Da giai ma duoc bi an ve nhung hon da biet di
Băng đóng quanh khối đá.

Một thành viên của nhóm, nữ sinh viên Leva McIntire, còn đưa ra một giả thuyết táo bạo hơn, rằng những tảng đá có lớp băng đóng dày xung quanh có thể di chuyển do hiện tượng phục băng (regelation - tái đóng băng). Đó là khi nước từ khối băng tan ra trở thành nước lạnh và lại có xu hướng đóng băng trở lại, do đó tạo nên một áp lực rất lớn. Quá trình này tạo ra một lực có thể di chuyển đá (thường thấy ở các dòng sông băng). Nếu điều đó xảy ra trong những đêm mùa xuân lạnh ở đáy hồ Reystrek Playa, sự chuyển động của đá có thể được giải thích mà không cần đến lực đẩy Archimedes giúp tảng đá phần nào nổi lên.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo LPSA, những nỗ lực cũng như kết quả khảo sát, nghiên cứu của nhóm sinh viên là rất đáng biểu dương. Chuyến thực hành dã ngoại vừa qua không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu, khám phá, lý giải những hiện tượng bí ẩn của thiên nhiên mà còn rèn luyện được kỹ năng làm việc theo nhóm và tư duy độc lập.

Như vậy, những viên đá kỳ lạ ở Thung lũng Chết không chỉ trượt trên đáy hồ Reystrek Playa mà còn “trượt” cả vào phương pháp nghiên cứu khoa học...

Theo Thế giới mới

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Những ngọn đèn ngàn năm không tắt trong các cổ mộ

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/100563/-giai-ma--ngon-den-ngan-nam-khong-tat-trong-cac-co-mo.html


Bao đời nay, bí ẩn về những ngọn đèn ngàn năm không tắt được tìm thấy trong những ngôi đền, mộ cổ tại nhiều quốc gia vẫn là ẩn số khó giải với toàn nhân loại. 


Những ngọn đèn trong các ngôi mộ cổ có thể cháy cả ngàn năm. Ảnh minh họa.

Dân đào trộm mộ xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Chúng dùng “trăm phương ngàn kế” để đột nhập vào mộ cổ và trộm cắp vàng bạc châu báu đã được chôn giấu suốt hàng ngàn năm. 
 
Những ngôi mộ cổ luôn cách biệt với thế giới bên ngoài, vì vậy, dù trải qua nhiều thế kỷ, những báu vật ấy vẫn được bảo quản khá tốt.
Lũ trộm thường cho rằng, ở nơi quanh năm không thấy ánh mặt trời ấy thường rất tối tăm, giơ tay trước mặt cũng chẳng thể trông rõ năm ngón ngắn dài. Nhưng thực tế không hoàn toàn như những gì chúng nghĩ. 

Theo một số ghi chép còn lại tới ngày nay, bên trên vòm của một số ngôi mộ cổ xuất hiện những ngọn đèn rọi ánh sáng mờ ảo xuống lòng mộ. Chính điều ấy đã khiến đám trộm mộ nhiều phen ngỡ ngàng, kinh ngạc. 

Vào năm 527, Syria nằm dưới sự thống trị của đế quốc Đông La Mã. Các binh sĩ Đông La Mã đồn trú tại lãnh thổ Syria lúc đó đã phát hiện ra trong một hốc tường nọ tồn tại một ngọn đèn, bên ngoài được che bằng chiếc chụp rất tinh xảo. 

Chiếc chụp này dường như được thiết kế để chắn gió. Theo văn khắc được phát hiện vào thời điểm ấy, ngọn đèn đã được thắp từ năm 27, đồng nghĩa với việc, nó đã bền bỉ "sống" suốt 500 năm! Nhưng thật đáng tiếc vì đám binh sĩ đã làm hỏng ngọn đèn, khiến hậu thế không thể lý giải nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó. 

Một nhà sử học Hy Lạp cũng đã ghi chép về ngọn đèn thần luôn thắp sáng trên cửa đền thờ thần mặt trời tại Ai Cập. Ngọn đèn này không dùng bất cứ nhiên liệu gì nhưng vẫn chiếu sáng trong vài thế kỷ. 

Theo miêu tả của nhà thần học người La Mã Saint Augustin, tại ngôi đền Isis của Ai Cập cũng có một ngọn đèn tương tự, thắp sáng vĩnh cửu bất chấp tác động của mưa gió. 

Vào năm 1400, người ta lại phát hiện bên trong mộ phần của Pallas - con trai vua Evandra thời La Mã cổ đại tồn tại một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm. Gió và nước không thể dập tắt ánh sáng vĩnh cửu của nó. Có lẽ, cách duy nhất để phá hủy ngọn đèn chính là trút sạch thứ chất lỏng đặc biệt có trong nó. 

Tới năm 1534, đội quân của vua Henry VIII xông vào giáo đường Anh, giải tán các đoàn thể tôn giáo và khai quật rất nhiều ngôi mộ. Khi đào bới mộ phần của cha hoàng đế La Mã Constantin tại Yorkshire, họ phát hiện ra một ngọn đèn đang cháy sáng. Cha của vị vua này mất vào năm 300, cũng có nghĩa, ngọn đèn được tìm thấy đã có "tuổi thọ" rất cao, tức 1.200 năm tuổi. 

Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều những ngọn đèn ngàn năm không tắt được phát hiện. Các ghi chép cho thấy, khắp các nơi trên thế giới đều có hiện tượng kỳ bí này, điển hình là tại những quốc gia, khu vực có các nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập... Ngay cả Italy, Anh, Ireland và Pháp cũng tồn tại những ngọn đèn bí ẩn tương tự. 

Chúng được tìm thấy trong cổ mộ và các đền thờ trên khắp thế giới. Điều đó cho thấy, ngọn đèn ngàn năm không tắt là “sản phẩm” sáng tạo tuyệt vời của người dân ở nhiều quốc gia, khu vực, chứ không riêng gì những mảnh đất vốn được mệnh danh là huyền bí như La Mã, Ai Cập... 

Vì sao những ngọn đèn bí ẩn ấy không được bảo quản và gìn giữ cho tới ngày nay? Phải chăng người xưa chưa đủ quan tâm tới những phát hiện "để đời" của mình?  

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại đã bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi cách này hoặc cách khác.

Vào giữa thế kỷ 17, tại vùng Grenoble của Pháp, một người lính Thụy Sĩ đã tình cờ phát hiện lối vào một ngôi mộ cổ. Sau khi dùng hết sức bình sinh để vào được bên trong, chàng trai trẻ đã không tìm được những thứ vàng bạc châu báu mà anh ta thèm muốn. 

Nhưng điều khiến người lính Thụy Sĩ kinh ngạc là trong ngôi mộ cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài ấy tồn tại một ngọn đèn đang cháy sáng và được bảo vệ bởi một chụp đèn bằng thủy tinh. Anh ta đã đem tặng cây đèn cho tu viện. 

Các tu sĩ tại đây cũng ngạc nhiên chẳng kém khi đón nhận nó. Ít nhất ngọn đèn bí ẩn ấy đã cháy sáng suốt cả ngàn năm. Họ gìn giữ, bảo quản nó như gìn giữ một báu vật. Đáng tiếc thay, vài tháng sau đó, một vị tu sĩ vì không cẩn thận đã làm vỡ cây đèn. 

Lại có câu chuyện thú vị khác được cho là đã xảy ra tại Anh. Sau khi một ngôi mộ đầy bí ẩn được khai quật, người ta phát hiện ra rằng, trên nóc mộ có treo một ngọn đèn soi sáng cả không gian. 

Khi người khai quật tiến về phía trước, một phần nền bỗng dưng rung lắc theo bước chân anh ta rồi đột nhiên, bức tượng mặc áo giáp bắt đầu di chuyển. Pho tượng di chuyển tới gần chỗ ngọn đèn và dùng vũ khí trong tay đập vỡ nó. 

Tại Trung Quốc cũng có những ghi chép về hiện tượng này. Sử ký chép rằng, trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có bố trí loại đèn thắp sáng cực "dai sức". 

Người Trung Quốc vốn có truyền thống đối đãi với người chết như người sống. Các bậc đế vương rất coi trọng lăng mộ của mình. Họ xem đó là nơi cư trú của linh hồn khi đã “nhắm mắt xuôi tay” và hy vọng lăng mộ sẽ được trang hoàng bởi những ngọn đèn cháy sáng bền bỉ giống như những gì đã có trong chốn hoàng cung. 

Một ngọn đèn như vậy thường có kết cấu hai tầng, khoang chứa bên trong đổ đầy dầu thắp, bấc đèn được ngâm trong dấm, tầng ngoài chứa nước, có tác dụng làm mát dầu. 

Đây là một phát minh vĩ đại, bởi lượng dầu thắp tiêu hao nhanh không phải vì bị đốt cháy nhiều, mà chủ yếu là do gặp nhiệt và bay hơi. Ngoài ra, bấc đèn được ngâm trong giấm cũng có thể duy trì mức nhiệt thấp, nước bao bên ngoài giúp dầu không tăng nhiệt. 

Trong quá trình khai quật di tích Định Lăng thuộc Bắc Kinh, người ta cũng phát hiện thấy trong chính điện của lăng mộ này có một chiếc vại lớn bằng sứ men xanh đựng đầy dầu thắp và một chiếc bấc đèn. 

Nhưng ít lâu sau khi lăng mộ được bịt kín, ngọn đèn này đã tắt lụi, bởi lăng mộ quá kín mít làm thiếu đi lượng không khí cần thiết để duy trì ngọn lửa của đèn…

Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ: “Liệu những ngọn đèn kia có phải là minh chứng rõ rệt cho trình độ khoa học kỹ thuật cực cao của người xưa?” và “Tổ tiên chúng ta đã phát minh ra chúng như thế nào?”... 

Một vấn đề khác cũng được giới chuyên môn hết sức quan tâm, đó là, phải chăng người cổ đại đã rất thành thạo trong kỹ thuật chế tạo ra những ngọn đèn ngàn năm không tắt? Sự thực không hẳn là vậy, bởi mộ của dân thường thời đó không có thứ này, ngoại trừ mộ thất của những nhà giả kim, cho dù họ không thuộc tầng lớp giàu sang phú quý trong xã hội. 

Vào năm 1610, người ta đã khai quật ngôi mộ của một nhà giả kim có tên là Los Cruz sau khi ông này qua đời được 120 năm. Trong mộ cũng có một ngọn đèn kỳ bí như vậy. Do đó, người ta ngờ rằng, chính những nhà giả kim và thợ đúc kim loại thời xưa là những người nắm rõ kỹ thuật chế tạo loại đèn ngàn năm không tắt này. Lẽ nào thứ ánh sáng huyền bí và "sống" cực bền bỉ ấy thực sự có mối tương liên với kim loại?  

Một số người cho rằng, những ghi chép của các nước đủ để khẳng định sự tồn tại của những ngọn đèn ngàn năm không tắt, hoặc chí ít cũng là ngọn đèn có thời gian thắp sáng rất dài. Chỉ có điều, công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại không thể lý giải về chúng. 

Một quan điểm khác lại cho rằng, tuy có nhiều ghi chép, nhưng trên thực tế, con người chưa tận mắt trông thấy ngọn đèn kỳ lạ này. Thêm nữa, năng lượng để đèn thắp sáng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm cũng trái ngược hoàn toàn với Định luật bảo toàn năng lượng được nhân loại công nhận. 

Vì vậy, những ngọn đèn vĩnh cửu thực chất chỉ là sản phẩm thêu dệt, tưởng tượng của con người chứ không hề có thật. Lại thêm ý kiến rằng, có lẽ đây chỉ là kiểu đùa thông minh của người cổ đại...

Theo Kienthuc

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Những sự trùng hợp không thể lý giải



Trong cuộc sống đã xảy ra không ít sự trùng hợp khó tin, không thể giải thích nổi nhất là đối với những người hay hoài nghi và theo chủ nghĩa duy vật. Khi đó bất giác người ta thường nghĩ đến sự sắp đặt thần bí nào đó của số phận.
Những sự trùng hợp kỳ lạ này có thể giải thích như là một trò chơi run rủi, hay là trong khoa học có những luận thuyết nào đó về việc sắp đặt này chăng?

Đã có nhiều bộ óc xuất chúng cố gắng lý giải những hiện tượng bí ẩn đó nhưng hiện tại sức mạnh của lý trí chưa đủ để giải quyết bài toán này.

Những hiện tượng khó lý giải

Vào ngày 28-6-1900, nhà vua Italia Umberto I ăn tối tại môt tiệm ăn ở thành phố Monza. Chủ tiệm cũng tên là Umberto, sinh cùng ngày với nhà vua, cùng trong một thành phố, hai người vợ của họ trùng tên nhau, hai đám cưới được tổ chức cùng một ngày và tiệm ăn đã khai trương vào đúng ngày nhà vua đăng quang.

 
Nhà vua và người chủ tiệm rất vui vì câu chuyện này và họ hẹn nhau sẽ đến sân vận động vào ngày hôm sau.


Thế nhưng, đến sáng thì người chủ tiệm Umberto bị chết đột ngột. Nhà vua đã tỏ lòng thương tiếc và chỉ vài giờ sau thì nhà vua đã bị một kẻ vô danh tiểu tốt bắn chết. Chỉ có một điểm khác biệt là cái chết của họ xảy ra ở hai nơi khác nhau.

Năm 1944, vài ngày trước khi quân Đồng minh đổ bộ xuống Normandi, tờ Deli Telegrap đã đăng một trò chơi xếp chữ vô hại.

Thế nhưng, đáp án của các ô chữ lại là bảng mật mã then chốt cho một chiến dịch trong lịch sử chiến tranh Thế giới 2, kể cả tên gọi của chiến dịch đổ bộ là Overlord. Tình báo Anh đã bị sốc và kế hoạch hoàn toàn phá sản. Trên thực tế thì ô chữ này là do một giáo viên trung học ngẫu hứng đặt ra để giải trí.

Vào năm 1896, tại London nhà văn viễn tưởng Morgan Robertson đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết “Tai họa của tàu Titan” nói về chuyến đi đầu tiên và cũng là cuối cùng của con tàu chở khách lớn nhất đã bị nạn khi va phải núi băng.

Con tàu tưởng tượng Titan và con tàu thực Titanic có vẻ ngoài và các đặc tính về kết cấu giống nhau, thậm chí là số người chết cũng bằng nhau. Con tàu Titan trong sách và tàu Titanic ngoài đời đều gặp nạn vào tháng 4/1912.

Trong cuốn truyện “Câu chuyện của Arthur Gordon Pym” Edgar Poe kể rằng sau khi bị đắm tàu và trôi dạt vào đại dương, thủy thủ đoàn đã ăn thịt cậu bé Richard Parker. Thực tế vào năm 1884, sau khi con thuyền có tên là Minuet bị đắm, các thủy thủ đã ăn thịt cậu bé thủy thủ cũng có tên Richard Parker.

Chiếc đồng hồ của Đức Cha Pavel VI đã chạy chính xác trong suốt 55 năm và được đặt giờ đổ chuông vào 6 giờ sáng. Ngày 6-8-1978 chiếc đồng hồ thân thiết này của ông bất chợt đổ chuông vào lúc 21h40, là lúc mà người chủ của nó qua đời.


Nghệ sỹ nổi tiếng Entoni Hopkin sau khi nhận vai trong bộ phim “Các cô gái với Petrovki” đã không thể mua được cuốn tiểu thuyết này ở đâu nhưng lại tìm thấy cuốn sách này ở trên ghế ngồi, hơn nữa tác giả lại đánh dấu sẵn các trang cần thiết cho đạo diễn.


Có thể giải thích ra sao những sự trùng hợp ngẫu nhiên về số phận bi thảm của các tổng thống Mỹ từng đắc cử vào những năm có số 0 ở cuối. Lincoln đắc cử năm 1860, Garfild (!880), Makkinli (!900), Kennedy (1960) là những người bị ám hại.

Harrison (1840) - chết do viêm phổi, Roozvelt (1940) - chết do bệnh viêm tủy, Harding (1920) - chết bởi đột quỵ. Năm 2000 ông Bush bước chân vào Nhà Trắng và trong nhiệm kỳ của Bush ở Mỹ đã xảy ra cuộc tấn công khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử.

 
Abraham Lincoln và John Kennedy: Hai tổng thống Mỹ - một số phận

- Abraham Lincoln đã được bầu vào nghị viện năm 1846, John Kennedy – 1946.
Lincoln được bầu làm tổng thống Mỹ năm 1860, Kennedy – 1960.

- Cả hai tổng thống đều bị thương nặng vào hôm thứ sáu, đều bị bắn vào đầu từ phía trước, với sự có mặt của vợ mình.

- Cả hai người đều có con trai bị chết.

- Lincoln đã bị giết trong Nhà hát Ford, Kennedy bị sát hại khi đang ở trong chiếc xe “Lincoln” của hãng Ford.
 
A. Lihncon và J. Kennedy 

- Hai người kế nhiệm của họ là hai phó tổng thống và đều mang họ Johnson: Endrew Johnson sinh năm 1808 và Lindon Johnson sinh năm 1908.

- Họ của người thư ký riêng của Lincoln là Kennedy, thư ký riêng của Kennedy mang họ Lincoln. Cả hai người này đã đều đã khẩn cầu thay đổi lịch trình vào ngày tổng thống của họ bị giết.

- Kẻ giết Lincoln là John Booth sinh năm 1839, kẻ giết Kennedy là Lee Harvey Oswald sinh năm 1939. Cả hai đã bi giết không xét xử.

- John Buth bắn Lincoln ở trong rạp hát và bị bắt tại nhà kho. Oswald bắn Kennedy từ nhà kho và bị bắt trong rạp hát.

- Không lâu trước khi chết, Lincoln đã ở tại thành phố Monroe (bang Mariland). Kennedy không lâu trước khi bị giết đã có một cuộc tình với Marylin Monroe.

Thuyết xác suất

Trong thuyết xác suất thì các vật thể độc lập có khuynh hướng bị tản mạn tứ tung và việc đoán định trước sự sắp xếp này là không thể. Đúng là có những sự trùng hợp không tránh khỏi song chúng xảy ra một cách ngẫu nhiên và không theo sự dự đoán trước.

Theo VTC