Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Những cây , quả có hình thù kỳ lạ

.






Buồng chuối lạ có hình hoa sen



Buồng chuối này xuất hiện tại xóm Long Đình, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).



Cây dứa lạ ở xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An bỗng dưng trổ hoa và cao lên tới gần 10m.



Cây dừa \'hóa rồng\' kỳ lạ ở tỉnh Đồng Tháp.



Quả đu đủ hình con thỏ ở nhà ông Nguyễn Vang, thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.



Giống bí ở Mỹ Thọ, Bình Định có chu vi từ 1 đến 1,4 mét.



Bí đao khổng lồ này có trái nặng cả nửa tạ.



Dứa hình bàn chân với đầy đủ năm ngón, tại nhà ông Nguyễn Thái Hòa làm luật sư ở TP HCM.



Cây chuối ở nhà ông Trần Quốc Cường (xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) ra hơn 100 hoa.



Chuối trổ hoa giữa thân ở nhà ông Đỗ Xuân Thân, ở xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên.



Cây chuối xanh có buồng nhưng không có nải ở nhà ông Bùi Văn Sang (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).




Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Bí ẩn những bãi đá tròn kỳ lạ trong tự nhiên

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/1001-bi-an/39702_Bi-an-nhung-bai-da-tron-ky-la-trong-tu-nhien.aspx



Những bãi đá tròn khổng lồ, kỳ lạ là hiện tượng kỳ lạ mà người ta thấy ở khắp nơi trên Trái đất và dường như chưa ai có thể giải thích được nguyên nhân.

Đó là những kỳ quan ví dụ như bãi đá Moeraki, còn gọi là “Những quả dưa hấu của nhà tiên tri Elijah”. Có người cho rằng chúng là những hóa thạch từ hàng trăm triệu năm về trước của trứng khủng long, là quả của những loài cây khổng lồ tiền sử. Thậm chí có người nêu giả thiết, chúng là những di vật mà người ngoài hành tinh mang đến từ khi Trái đất mới hình thành.

Bãi đá cổ Moeraki
Bãi đá cổ Moeraki

Hãy hình dung đó là những tảng đá cực lớn gần như hình cầu hoàn chỉnh hoặc những viên bi sắt tròn vo trong máy móc được phóng to lên hàng nghìn hàng vạn lần tới khi đường kính đến vài mét.

Giả sử có ai đó đập vỡ được những tảng đá này để xem bên trong của nó là gì thì chắc sẽ rất ngạc nhiên. Rỗng hay đặc ? Biết đâu sẽ thấy những tinh thể khoáng vật đẹp như ngọc, sáng lòa sắp xếp lộn xộn của một kho báu trời cho trong cổ tích?

Bộ sưu tập đá nổi tiếng nhất thuộc loại này nằm ở một làng chài lưới tại New Zealand. Các tảng đá tròn phơi mình ngay trên bờ biển. Song chúng khá đa dạng. Có tảng tròn trĩnh, trơn láng, lại có tảng còn xù xì như mai rùa giống như các công trình đang tạo tác dở dang. Lại có tảng bị nứt ra như bị đập thành nhiều mảnh hoặc có những vết nứt lớn.

Nhưng để chiêm ngưỡng "Những quả dưa hấu của nhà tiên tri Elijah” thì bạn cũng chẳng cần tìm đến New Zealand cho mất công. Bởi bạn có tìm thấy chúng ở Trung Quốc, ở Israel.

Những bãi đá tròn được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên Trái đất và cùng với chúng là rất nhiều giả thuyết khác nhau.
Những bãi đá tròn được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên Trái
đất và cùng với chúng là rất nhiều giả thuyết khác nhau.

Tại Costa Rica người ta gọi chúng là “Những viên bi của Chúa Trời” và được người dân địa phương ở đây sùng kính.

Tảng đá lớn nhất trong số “Những viên bi của Chúa Trời” có đường kính là 3 mét và ước tính nặng đến 16 tấn. Còn những tảng nhỏ nhất thì chỉ bằng những quả bóng cho trẻ con chơi, đường kính chừng 10 centimet. Chúng sắp xếp tự nhiên đơn lẻ hoặc thành từng nhóm từ 3 đến 50 quả. Thỉnh thoảng cũng thấy những tảng đá có dạng kỷ hà.

Những bãi đá tương tự cũng có ở nước Nga. Ví dụ, các du khách có thể thấy những bãi đá tròn bí hiểm ấy ở làng Boguchanka nằm ở ven biển. Dân làng kể từ khi biết chuyện có “Người ngoài hành tinh” đến thăm Trái đất thì cứ quả quyết rằng đây là những thứ họ mang đến rồi bỏ lại. Bởi những tảng đá ấy gõ vào thấy rỗng và lớp vỏ ngoài rắn chắc như một hợp kim. Họ nghĩ rằng bên trong những tảng đá đó cất giấu những vật bí hiểm nên chẳng ai dám đụng đến nữa.

Do niềm tin của người dân làm cho các bãi đá tròn nhuốm màu thần bí. Song các nhà địa chất thì nghĩ khác. Họ cho rằng chẳng có con khủng long hoặc loại cây nào to đến mức cho ra đời những quả trứng và có loại quả lớn đến như vậy. Sự xuất hiện những tảng đá tròn xoe như quả cầu là sự bào mòn và chảy xiết của những dòng nước ở Kỷ băng hà diễn ra hàng triệu năm.

Còn các loại đá rỗng và bên ngoài rắn như hợp kim thì khoa học chính thống giải thích là chẳng qua là những thành tạo địa chất, có tên khoa học hẳn hoi là zheodan, vốn là những khoáng chất nguồn gốc núi lửa hoặc trầm tích, giam kín những chất khí bên trong những lỗ rỗng của mình, có tuổi không dưới 60 triệu năm.
Tuy nhiên, ngay chính cách giải thích ấy cũng chỉ là giả thuyết.
Theo Vietnamnet


 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Người ngoài hành tinh không giống như chúng ta nghĩ?

http://bocau.net/blog/khoahocnhanloai/16273-nguoi-ngoai-hanh-tinh-khong-giong-nhu-chung-ta-nghi.html


Quan niệm của chúng ta về những người ngoài hành tinh (E.T) phần lớn dựa trên các bộ phim viễn tưởng, coi họ là những kẻ xâm lược muốn thủ tiêu hay nô dịch loài người, hoặc những “đại ca” thông minh tuyệt đỉnh. Trong khi đó, theo người đứng đầu Tổ chức tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái đất (SETI) bà Gill Tarter, nhà thiên văn học nổi tiếng, đó là một quan niệm rất hạn hẹp.
 
Những gì chúng ta nghĩ về E.T thường là linh tính. Ảnh: Getty.

>Bà nói: "Hầu như tất cả các nhân vật trong những bộ phim ăn khách nhất về những E.T – dù là để giải trí hay làm ẩn dụ - đều chẳng có chút quan hệ nào đến những cuộc tiếp xúc đầu tiên với những người ngoài hành tinh trong thực tế”.

Bà Tarter cho rằng hình ảnh “những người anh em có trí tuệ” được tạo ra trong văn học - nghệ thuật chỉ là sự tưởng tượng theo linh tính của chúng ta về họ, không hề giống với thực tế. Nhưng thực tế thì họ ra sao?
Nhà vật lý thiên văn kiêm nhà văn nổi tiếng Karl Sagan trong cuốn tiểu thuyết “Cuộc tiếp xúc” ra mắt năm 1997 được quay thành bộ phim cùng tên đã đưa ra một hình dung được cho là khá thích hợp với các E.T.
Trong phim những người ngoài hành tinh có dung mạo tựa như loài người. Dung mạo cứ cho là như vậy cũng được, thì thực tế họ khó lòng tốt bụng đến mức tổ chức cho con người những cuộc tham quan vũ trụ. Còn vô lý hơn là, họ can thiệp vào những công việc trên Trái đất và chi phối chúng ta chẳng khác gì những thiên thần hay ác quỷ trong tôn giáo.

Trước hết, nếu như trong phạm vi của Hệ Mặt trời có những nền văn minh phát triển cao thì họ sẽ nhìn nhận chúng ta cũng giống như chúng ta nhìn nhận những vi sinh vật. Liệu họ có chú ý đặc biệt đến những cư dân kém phát triển trên những hành tinh khác? Họ sẽ làm chúng ta ngất đi và mang chúng ta theo họ hay ngược lại sẽ tận tình giúp đỡ chúng ta?

Chúng ta không nên phóng đại ý nghĩa đặc biệt của sự tồn tại những người láng giềng trong vũ trụ nhưng cũng không nên qúa coi thường cuộc tiếp xúc sẽ xảy ra trong tương lai, theo bà Tarter.

Điều gì có thể thúc đẩy đại diện của nền văn minh ngoài Trái đất gửi những đoàn thám hiểm tới hành tinh của chúng ta? Phải chăng họ thấy chúng ta phong phú các kim loại nặng không có ở những hành tinh khác? Liệu có thể tin vào giả thuyết về cuộc xâm lược của một nền văn minh nào đó mà nhà vật lý thiên văn kiệt xuất Steven Hawking đã nêu ra? Nếu quả là như vậy thì những đại diện của nền văn minh ấy sẽ tự huỷ diệt mình trước khi bay đến Trái đất, bà Gill Tarter lập luận.

Từ khi đặt vấn đề nghiên cứu vũ trụ, chúng ta chưa hề phát hiện bất cứ một dấu vết nào của sự sống có trí tuệ. Chưa có bất cứ một E.T nào tìm cách liên hệ với chúng ta, trong khi nếu tính tuổi của những ngôi sao mà chúng ta biết là trên 10 tỷ năm, thì việc giao tiếp giữa các cư dân trong những hệ thiên hà này với chúng ta là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Đương nhiên, xác suất của một cuộc tiếp xúc thông qua sự trao đổi những thông điệp được mã hoá là điều mang tính lý thuyết thuần tuý. Chúng ta chỉ nhận được những thông điệp trong trường hợp các mã số trên một trong những loại bức xạ chúng ta đã biết. Nếu không, chúng ta không hiểu được họ muốn nói gì với chúng ta. Nhận được thông điệp còn phải biết cách đọc. Như vậy, cơ hội thu nhận được thông tin từ những thế giới có nền văn minh khác là điều rất đáng nghi ngờ.

Nhưng dù sao đi nữa thì vẫn có cơ hội. Theo lý thuyết, chúng ta không phải sinh vật có trí tuệ duy nhất, mà còn các sinh vật khác nữa sống ở những nơi xa vô cùng trong vũ trụ.

Chúng ta đều biết rằng những chuyến thám hiểm giữa các vì sao cần đến một năng lượng khổng lồ và nhiều nguồn lực khác. Nếu như có một nền văn minh nào đó cùng đẳng cấp (nghĩa là ở cùng một mức độ phát triển) nằm được những nguyên lý của kỹ thuật viễn di (teleportation) xuyên không gian, thì họ sẽ cần ít thời gian và nguồn lực hơn nhiểu để “nhảy” ngược hàng triệu năm ánh sáng.

Cũng không loại trừ các E.T không có ý định tiếp xúc với chúng ta vì chúng ta chưa chuẩn bị điều nay hoặc chúng ta không chuẩn bị thừa nhận sự tồn tại của họ.

Bảo Châu
(vietnamnet.vn)